Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Hệ thống giáo dục tại khu vực Tây Hồ Tây

“Ba sáu phố phường”  không chỉ là ấn tượng đặc trưng của Hà Nội mà còn là cây xanh, hồ nước. Bên cạnh vẻ đẹp “mơ màng” của Hồ Gươm đã đi vào thi ca, Hồ Tây cũng là địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội, nơi gắn liền với lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ Tây, một trong số những địa điểm có phong thủy vượng, khung cảnh đẹp, không gian thoáng đã ở Hà Nội. Bên cạnh những di tích thắng cảnh, điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, nơi đây còn biết đến với nhiều trường học các cấp như trường mầm non Quốc tế  GreenWorld, Ben Ben Tây Hồ, VSK,… trường tiểu học Nhật Tân, An Dương, Quảng An,… Trường THPTChu Văn An, Phan Đình Phùng, Tây Hồ, Đông Đô… hay trường Đại học Nội Vụ Hà Nội cũng được xây dựng gần khu vực Hồ Tây, xung quanh còn có các khu đô thị ở Tây Hồ Tây mới, hiện đại như khu đô thị Starlake, khu đô thị Vườn Đào, Ciputra, ...
Trước hết ngôi trường được xây dựng lâu đời từ năm 1908, là một trường trung học công lập có truyền thống nhất trong nền giáo dục Việt Nam -Trường THPT Chu Văn An.
Trường THPT Chu Văn An, hơn một thế kỉ, hơn 100 năm đã đi qua, để lại cho trường những dấu vết không thể che đậy của thời gian. Nhưng, những gì không thể xóa nhòa của ngôi trường này, đó là vẻ đẹp. Vẻ đẹp của trường ấy là sự hòa quyện hoàn hảo của những cổ kính, uy nghiêm và nét tươi mới, sự hiện đại. Hơn 100 năm đã đi qua, có thể là khoảng thời gian đủ dài để một số công trình bị phá hủy và trở thành phế tích. Nhưng những nét trang nghiêm của trường vẫn còn đó, thách thức thời gian, dù cho thời gian cũng đã để lại trên bức tường kia những dấu ấn không thể phủ nhận.
Từ nhà Bát Giác với lối kiến trúc tinh xảo của người pháp cùng bức tường in đậm màu thời gian, màu mất đi nhưng giá trị của tòa nhà vẫn mãi đi cùng thời gian. Có một sự hiện diện không quá nổi bật đó là sự hiện diện của Nhà E ngay cạnh hội trường Thăng Long. Ấy là một hình ảnh đẹp, một sự giao hòa giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ kính đã tạo nên một sắc thái riêng, rất riêng, rất Chu Văn An.
Một ngôi trường THPT cũng xếp vào một ngôi trường cổ nhất nhì Hà Nội – Trường THPT Phan Đình Phùng. Được thành lập vào năm 1923, một ngôi trường có hai cổng, cho dù mở cổng nào, cũng bắt gặp hai hàng cây thẳng tắp của con phố cùng tên – đó chỉ có tại Trường THPT Phan Đình Phùng. Điều khiến cho Phan Đình Phùng trở lên “khác biệt” so với ngôi trường khác trong Hà Nội đó chính là hàng cây lãng mạn này. Hay trường THPT Tây hồ cũng đã có hơn một thập kỷ gắn liền với sự nghiệp “trồng người”.
Tiếp tới, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những trường có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước. Được thành lập vào năm 197, sau nhiều lần đổi tên và nâng cấp đến ngày 14/11/2011 trường đã chính thức trở thành Trường đại học Nội vụ Hà Nội, một trường đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, đáp ứng nguồn nhân lực toàn diện, khắc phục sự thiếu hụt về Công chức cho Bộ Nội vụ và đáp ứng nhu cầu về Cán bộ cho các ngành khác cũng như nhu cầu của xã hội.
Trải qua gần 45 năm phát triển và trưởng thành, các giảng viên và sinh viên của trường không khỏi tự hào. Sau hơn 40 năm tuyển sinh, hệ thống ngành nghề của trường cũng được mở rộng và đa dạng hóa. Bên cạnh ngành Văn thư lưu trữ, thông tin thư viện, sinh viên của trường cũng được chọn học những ngành học mới phù hới với xu thế phát triển đất nước như ngành Quản trị Văn phòng, Quản trị Nhân lực, Dịch vụ pháp lý, quản lý Nhà nước, Thư ký Văn phòng…
Là một trường đào tạo nhân lực có trình độ Đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác Nội vụ và các ngành nghề khác, trường luôn phát triển đội ngũ Giảng viên có tâm huyết vứi nghề, giỏi chuyên môn, vững về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy hiệu quả.

Sự nghiệp trồng người của thầy và trò trong nhà trường đã tạo nên một chặng đường lịch sử. Nhưng lịch sử không chỉ là những gì của hôm qua mà nó đang còn có mặt trong hiện tại và sẽ được chuyển hoá một cách hợp lý vào cuộc sống tương lai. Lắng nghe trong mạch sống đang cuộn chảy của đất nước, trong thế đứng vững chãi của ngành giáo dục thủ đô hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét